Hình Nền

70% người bán hàng rong ở trung tâm TP HCM là nữ và 70% là dân nhập cư mang trên vai gánh nặng gia đ lịch thi dau ngoại hạng anh

【lịch thi dau ngoại hạng anh】'Đuổi bắt hàng rong vô nghĩa trên vỉa hè'

70% người bán hàng rong ở trung tâm TP HCM là nữ và 70% là dân nhập cư mang trên vai gánh nặng gia đình. Đa số trên 40 tuổi - nhóm không còn được săn đón ở các nhà máy - khu vực kinh tế chính thức. Trong khi đó,Đuổibắthàngrongvônghĩatrênvỉahèlịch thi dau ngoại hạng anh đội trật tự đô thị - những người trực tiếp truy tìm và xử phạt người bán hàng rong lại liên tục gặp khó trước sự lẩn trốn, thậm chí là chống cự quyết liệt bằng cả lời nói lẫn vũ lực của người vi phạm. Tất cả tạo thành một cuộc đuổi bắt không có hồi kết trên vỉa hè thành phố.

Nhiều người đặt câu hỏi tại sao đội trật tự đô thị không xử lý kiên quyết, không làm triệt để? Nhưng cứ đuổi và xử phạt những người bán hàng rong đang chật vật với cuộc sống mưu sinh liệu có giải quyết được cái gốc rễ của vấn đề?

Đồng cảm với nỗi khổ của những người bán hàng rong đang ngày đêm bám víu lấy vỉa hè để sinh tồn, độc giả Daothuhachia sẻ: "Chưa ở vào hoàn cảnh thất nghiệp thì ai cũng nói hay được. Tất nhiên, những người bán hàng rong có nhiều lý do để làm vậy, không phải ai cũng bất đắc dĩ, ở vào bước đường cùng. Nhưng nhìn lại độ tuổi chiếm phần lớn lực lượng bán hàng rong hiện nay, chúng ta sẽ thấy đa phần nằm ở những người không còn cơ hội tìm kiếm việc làm tại các công ty, doanh nghiệp.

Khi trình độ lao động thấp, bị sa thải khi ở ngoài độ tuổi 30 thì khả năng kiếm việc lại của người lao động là rất khó. Nếu có cơ hội chọn việc làm ít rủi ro, ít vất vả hơn mà thu nhập tương đương hoặc tốt hơn thì ai muốn ngày ngày phải ra đường bán hàng rong rồi trốn chui lủi như thế? Nếu cơ quan chức năng không thể giúp họ tìm được những công việc tốt hơn thì rất khó để giải quyết triệt để tình trạng bán hàng rong".

Đồng quan điểm, bạn đọc Đìnhbày tỏ nỗi trăn trở: "Cũng là lấn chiếm lòng, lề đường kinh doanh bát nháo, nhưng trong khi những người buôn gánh bán bưng bị ráo riết bắt phạt, tịch thu phương tiện kiếm sống, thì các hàng quán thuê mặt bằng ngang nhiên chiếm hết vỉa hè, thậm chí cả con hẻm để làm chỗ kê bàn ghế, đậu xe cho khách suốt nhiều năm trời mà chẳng bị xử lý. Con hẻm bị chiếm dụng, người dân bức xúc vì ách tắc giao thông, nhưng chủ cơ sở kinh doanh vẫn phớt lờ: 'Nếu tôi làm sai thì tại sao địa phương không dẹp?'. Nghe câu trả lời như thế, người dân phản biện thế nào?

Ở Thái Lan, người ta vẫn cho kinh doanh lề đường, nhưng quy định chỉ ở một số nơi tập trung đông khách du lịch. Hay tại Mỹ, người ta cho đấu thầu công khai vỉa hè để kinh doanh ở các khu thương mại, văn phòng làm việc. Tôi cho rằng, Việt Nam nên học tập cách làm của các nước. Đã lập lại trật tự đường phố thì phải công bằng, nghiêm minh và thường xuyên. Địa phương nào quản lý lỏng lẻo hay để lòng đường, vỉa hè bị lấn chiếm, thì lãnh đạo địa phương phải là người chịu trách nhiệm và bị xử lý đầu tiên".

>> Những quán nước thách thức cuộc chiến giành vỉa hè

"Người bán hàng rong đa số là người nhập cư ở các tỉnh. Họ không có công ăn việc làm nên đến thành phố mưu sinh. Vì thế, nếu cấm tiệt việc mua bán thì họ có thể dẫn đến tệ nạn xã hội và các hành vi phạm pháp khác. Cho nên, theo tôi nên có những tuyến đường dành cho người bán hàng rong. Ví dụ nơi có vỉa hè rộng, ít người đi bộ, tuy nhiên người bán hàng rong phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và gọn gàng ngăn nắp tại nơi bán. Còn những tuyến đường vỉa hè nhỏ, hay kẹt xe, trước cổng trường học, bệnh viện, trên cầu, khu trung tâm... thì nên cấm triệt để, tránh mất mỹ quan và ảnh hưởng giao thông", độc giả Tem Comnói thêm.

Nhấn mạnh những cuộc ra quân đuổi bắt người bán hàng rong của cơ quan chức năng không phải giải pháp bền vững để lập lại trật tự vỉa hè, bạn đọc Ho Dang Hoabình luận: "Lâu nay, những phương pháp cũ đã không còn tác dụng, tại sao cơ quan quản lý địa phương không có nghiên cứu nghiêm túc để làm cho tốt hơn, cho vẹn mọi đường? Không nói chuyện có bảo kê, thông tin cho người bán hàng rong về những đợt 'ra quân' để tránh, ở đây tôi muốn kê lại câu chuyện ở nước ngoài để có sự so sánh.

Ở New York, bán hàng rong và ăn xin được coi như một tồn tại khách quan và không bao giờ có thể dẹp được triệt để. Chính quyền thành phố ra quy định đăng ký và cấp giấy bán hàng rong và ăn xin. Với quy định đó, họ khống chế và kiểm soát được số lượng, mật độ người hành nghề trên mỗi tuyến phố, duy trì trật tự và vệ sinh. Ngoài lực lượng chức năng của chính quyền, những người được cấp giấy phép cũng đấu tranh với những người không có giấy phép. Việt Nam có lẽ cũng nên tham khảo cách làm này".

Việt Thànhtổng hợp

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap